“Đẹp” là tiểu thuyết áp chót cuối đời của Khái Hưng, trụ cột nhóm Tự Lực Văn Đoàn lừng lẫy một thời. “Đẹp” đúng như cái tên của nó, mô tả một thế giới đặc biệt nơi nghệ thuật trở thành một vị thần để tôn thờ, một điểm tựa tinh thần và tình yêu cho giới nghệ sĩ đương thời bên thềm cuộc đại chiến thế giới lần 2 và phong trào cách mạng vô sản đang sục sôi khắp cả nước. Nhưng song hành với đó là tình trạng sống vô phương, bê tha và vị kỉ không có thuốc chữa của những tín đồ “nghệ thuật vị nghệ thuật” mù quáng này. “Đẹp” được ví như tấm gương phản chiếu một lịch sử thăng trầm của phong trào Thơ Mới những năm 1930s, từ thai nghén trong nền giáo dục tân tiến, đến cách mạng và dấu hiệu suy đồi. Ở “Đẹp”, độc giả bắt gặp những hình ảnh ấn tượng về quá trình vươn lên của những cô cậu sinh viên ưu tú với khao khát làm rạng danh đất nước qua con đường cách mạng nghệ thuật chân chính, và về một tình yêu dám bước qua ranh giới. Nhưng khi đạt được nó, họ lại bị rập khuôn theo tư tưởng “nghệ thuật vị nghệ thuật” của riêng mình, mất đi lý tưởng sống, trở nên thiếu trách nhiệm trước cuộc đời và tình yêu. Họ chấp nhận buông thả trong khoái lạc như một căn bệnh nan y không giải được. Điều đó cũng lý giải phần nào sự bế tắc và tan rã của nhóm Tự Lực trước Cách Mạng.
WakaFM trân trọng giới thiệu!